bài viết mới

15 căn nhà kỳ quặc nhất hành tinh an toàn xây dựng Auckland bài trí phòng ăn bàn làm việc bản vẽ thiết kế nhà xưởng bất động sản bí quyết trang trí phòng ngủ biệt thự biệt thự trăm triệu đô bill gates bố trí cửa nhà bố trí nhà bộ xây dựng cách bố trí nhà ở cách chọn tủ bếp cách hóa giải nhà cách mua nội thất căn hộ nhỏ căn nhà kỳ quặc Câu lạc bộ Kiến trúc Xanh cầu thủ thiêm 2 cấu trúc bê tông cây xanh cháy công ty nội thất chất lượng quy hoạch chi phí chọn đồ nội thất chọn nhà thầu xây dựng chọn nội thất chống thấm chung cư công trình kiến trúc công trình xây dựng công ty kiến trúc công ty nội thất công ty nội thất Lợi Phát công ty thiết kế dự án dự toán đất hình tam giác đo vẽ địa hình đọc bản vẽ thiết kế đồng bộ thiết kế thi công nội thất đơn vị tư vấn thiết kế festival kiến trúc festival kiến trúc thế giới 2015 giám sát thi công giấy phép xây dựng giếng trời giếng trời trong phong thủy giường ngủ giường ngủ tự nhiên hạ tầng cảnh quan hành nghề xây dựng hình nhà đẹp hoàn công xây dựng hồ bơi đẹp hồ bơi nổi bật hồ sơ hoàn công Hội thảo Kiến trúc Xanh Lần 6 hợp đồng karaoke kệ sách kết cấu nhà công nghiệp khảo sát địa chất Không gian mở không gian nội thất kiến thức xây dựng kiến trúc kiến trúc nội thất kiến trúc xanh Kiến trúc xanh Việt Nam kiến trúc xây dựng kinh nghiệm mua giường ngủ lắp dựng nhà thép tiền chế lập dự toán liện hệ lĩnh vực xây dựng lối đi trong nhà Lợi ích khi thiết kế nhà xưởng bằng khung thép Luật Xây dựng năm 2014 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 lưu ý khi sửa nhà màu sắc màu sắc nội thất mua tủ bếp nghề kiến trúc ngôi nhà tre ngôi nhà vườn nguyên tắc thiết kế Nguyên tắc thiết kế nội thất nhà diện tích nhỏ nhà đẹp nhà gương nhà kính ở Italy nhà ống nhà ở nhà ở gia đình nhà phố nhà thầu xây dựng nhà thép tiền chế nhà thép tiền chế là gì nhà thiết kế nội thất nhà vườn nhà xưởng nhà xưởng công nghiệp nội thất nội thất chung cư nội thất cổ điển nội thất phòng khách nội thất phòng ngủ nội thất trần nhà thấp phòng bếp phong cách á đông phong cách tây ban nha phòng chống mối phòng làm việc tại nhà phòng ngủ phòng ngủ rộng phong thủy phong thủy phòng tắm Pool house quản lý dự án quy hoạch chi tiết quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 quy hoạch đô thị quy hoạch xây dựng rèm cửa sắp xếp nội thất sân vườn shop Siegfried Giedion spa shop sử dụng màu sắc sửa nhà Tháp Eiffel The Landmark81 thi công biệt thự thi công chung cư thi công nhà ở giá rẻ thi công nhà phố thi công nhà thép tiền chế thi công nhà tiền chế thi công nhà xưởng thi công nội thất thi công văn phòng thi công xây dựng thi công xây dựng biệt thự thi công xây dựng chung cư thi công xây dựng nhà phố thi công xây dựng nhà xưởng thi công xây dựng văn phòng Thị trấn Cochem thị trường bất động sản thiết kế thiết kế bếp thiết kế biệt thự thiết kế cảnh quan thiết kế công trình thiết kế công trình xây dựng thiết kế cơ điện lạnh thiết kế cửa sổ thiết kế đô thị thiết kế giếng trời thiết kế kệ sách thiết kế kết cấu thiết kế kiến trúc thiết kế kiến trúc đẹp thiết kế lối đi thiết kế nhà thiết kế nhà nhỏ thiết kế nhà nhỏ hợp lý thiết kế nhà phố thiết kế nhà thép tiền chế thiết kế nhà xưởng thiết kế nhà xưởng bằng khung thép thiết kế nội thất thiết kế nội thất căn hộ cao cấp thiết kế nội thất chung cư thiết kế nội thất karaoke thiết kế nội thất nhà hàng thiết kế nội thất phòng bếp thiết kế nội thất phòng ngủ thiết kế nội thất văn phòng thiết kế phòng bếp thiết kế phòng khách thiết kế phòng làm việc tại nhà thiết kế phòng ngủ thiết kế sân vườn thiết kế thi công nội thất thiết kế thi công xây dựng thiết kế tối ưu thiết kế tủ bếp thiết kế văn phòng thiết kế xây dựng thiết kế xây dựng nhà ở thiết nội thất thung lũng Moselle tiết kiệm chi phí xây nhà tin tức tọa bắc hướng nam tòa nhà văn phòng bằng gỗ trang trí kiến trúc trang trí nhà trang trí nội thất trang trí phòng ăn trang trí phòng ngủ trang trí phòng tắm trang trí văn phòng làm việc trần nhà thấp trần thạch cao trình tự xây dựng nhà trung tâm cộng đồng tủ bếp tủ đầu giường tủ quần áo tư vấn đầu tư tư vấn giám sát tư vấn giám sát thi công tư vấn kiến trúc tư vấn nội thất tư vấn thiết kế tư vấn thiết kế mặt bằng tư vấn xây dựng tường kính ứng dụng của nhà thép tiền chế văn phòng văn phòng bằng gỗ vật liệu xây dựng Vingroup Vinhomes Central Park Võ Trọng Nghĩa xây cầu thủ thiêm 2 xây dựng xây dựng kiến trúc xây dựng nhà xây dựng nhà ở xây dựng nhà phố xây dựng nhà xưởng xây dựng spa xây nhà xin phép thi công xây dựng xin phép xây dựng xu hướng nội thất ý tưởng thiết kế nội thất ý tưởng thiết kế nội thất phong cách nam tính yêu cầu cơ bản thiết kế nội thất

 VẤN ĐỀ BƯỚC CỘT TRONG NHÀ

Như các bạn đã biết MÓNG là phần quan trọng nhất của một ngôi nhà thì CỘT được xếp hạng thứ 2 trong phần chịu lực của công trình đấy các bạn. CỘT đứng ra chịu tất cả những vật dụng trong nhà, con người, tường bao che,…để truyền xuống móng nhà vì thế cần phải được tính toán một cách cẩn thận để có được một ngôi nhà BỀN ĐẸP theo thời gian.
Nhưng khoảng cách cột bao nhiêu là hợp lý? Quan trọng như vậy nên làm nhiều thì càng tốt cho ngôi nhà phải không? Sau đây mình chia sẻ trên quan điểm và kinh nghiệm của cá nhân từng tham gia thiết kế nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau của mình.
• Đối với nhà phố hay biệt thự thì khoảng cách cột nhà thường rơi vào 4m-8m là tối đa (mình đang đề cập về phương ngang của ngôi nhà, còn theo phương dọc nhà thường tùy thuộc vào vị trí các phòng hay chức năng khác nhau mà bố trí cụ thể nhưng thường bố trí sẽ xa hơn so với phương ngang.). Vì nhà phố hay biệt thự thường chỉ có 2 cột theo phương ngang. Khoảng cách càng lớn thì thông thủy càng thấp (thường dân kỹ thuật hay tính theo công thức L/(12-16) với L là khoảng cách 2 cột), làm không gian sống bị hạn chế.
• Các công trình công cộng (như trường học, chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, hội nghị,..) thì yêu cầu khoảng cách cột nhà thường theo module 8m-25m. Thường các công trình công trình sẽ đòi hỏi về không gian lớn hơn vì thế cần khoảng cách giữa các cột cũng sẽ xa hơn mang lại cảm giác rộng lớn, thoải mái cho người sử dụng. Ví dụ nhà thi đấu bóng rỗ cho đội bóng SAIGON HEAT ở quận 7 CIS STADIUM dầm vượt nhịp 14.7m nhưng chiều cao dầm chỉ có 700mm đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư muốn có không gian lớn cho nhà thi đấu.
Vậy khoảng cách cột nhà bao nhiêu là hợp lý ?
• Chiều cao nhà (vì nhà càng cao thì có thể bố trí cột xa hơn để có không gian thoải mái).
• Nhà hình hộp rộng từ 4-8m chỉ nên làm 2 cột theo phương ngang là thẩm mỹ kích thước xà ngang đỡ cao 400mm thép tầm 6T16 đến 8T18 (tùy theo từng nhà).
• Cần không gian lớn ở phòng khách mang lại sự sang trọng, tinh tế cho ngôi nhà.
Một số quan niệm cũ mình hay gặp ở 1 số ngôi nhà: nhà có bề ngang lớn hơn 7m phải bố trí 3 cột theo phương ngang nhà. Sau này chuyển mục đích kinh doanh sang cafe thì vướng cột giữa nhà mất tính thẩm mỹ. Càng ít cột thì xà ngang càng lớn.
Con số 4-8m chỉ là ước lượng tối thiểu và tối đa chứ không có con số chính xác nào là nhà ống chỉ được xây cột khoảng cách bằng bao nhiêu. Như khẳng định ở bên trên, với mỗi mẫu nhà sẽ có khoảng cách cột khác nhau tùy thuộc vào diện tích, chiều cao, bề ngang của nhà nên sẽ không có một mẫu số chung nào cả. Vì thế mới thấy, để biết được khoảng cách giữa các cột nhà ống của gia đình mình, chủ đầu tư cần chú ý đến những yếu tố sau:
- Diện chịu tải càng lớn thì mômen chân cột càng lớn, chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiết diện của cột lớn.
- Số tầng càng lớn, lực dọc lên mômen chân cột do lực gió tác động càng lớn. Quả thực, chiều cao của không gian sống tác động nhiều đến kích thước cột nhà, nhà càng cao thì khoảng cách giữa các cột càng xa càng tốt, như vậy sẽ mang đến không gian rộng rãi, thoải mái cho ngôi nhà. Đối với những mẫu nhà ống có diện tích tương đối hạn chế thì gia chủ cố gắng bố trí cột càng xa càng tốt để mở rộng không gian nhất có thể. Khoảng cách cột hợp lý sẽ giúp cho sự tinh tế, thanh thoát, sang trọng cho ngôi nhà phố của bạn.
• Nhà 2 tầng chân cột có kích thước 4T16
• Nhà 3 tầng nhịp trục cột có thể từ 6T18 cho đến 6T20
• Nhà từ 4 tầng trở lên cần có sự tính toán chi tiết của những người có chuyên môn trong kỹ thuật nên gia chủ có thể liên hệ UNIK để được làm việc với kỹ sư dày dặn kinh nghiệm.
Chủ đầu tư lưu ý, số lượng 2 cột có thể áp dụng với mọi bề ngang, không phải chỉ có thể áp dụng với nhà có kích thước mặt tiền từ 4-8m. Còn hơn 8m thì sẽ bố trí 3 cột theo phương ngang, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, với những không gian có bề mặt lớn không nhất thiết phải bố trí nhiều cột như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Với xã hội phát triển thì có rất nhiều phương án giúp kết cấu chịu lực của biệt thự lớn tốt nhất mà không phải thiết kế 3 cột mà có thể thay thế bằng cách xây dầm bẹt, sử dụng sàn dự ứng lực, thép hình,... Chủ đầu tư cũng không cần quá lo lắng, với thiết kế nhà phố diện tích cũng tương đối hạn chế, mặt tiền thường dao động từ 5-8m, rất hiếm gia đình sở hữu được mẫu nhà có bề ngang lớn nên việc thiết kế càng ít cột chỉ 2 là đủ sẽ mang đến một ngoại thất nhỏ xinh, gọn gàng.
Nhà càng nhiều cột thì càng bền vững phải không?
Xét về mặt chịu lực thì đúng nhưng thiếu tính kinh tế. Mình đưa ra một số dẫn chứng sau:
• Càng nhiều cột thì phải thi công nhiều móng(chi phí thiết móng và thi công móng không hề nhanh dẫn đến tốn kém).
• Nhiều cột thì việc thi công cột càng nhiều mà thời gian thi công cột cũng tốn khá nhiều thời gian và thi công không được nhanh dẫn đến tốn chi phí nhiều và thời gian thi công dầm sàn chậm.
• Nhà nhiều cột làm không gian sống bị hạn chế, cảm giác như mình đang bị gò bó trong một không gian chật trội.

 Những sai lầm thường gặp trong thiết kế nội thất phòng khách gây ảnh hưởng tới phong thủy

Ở văn hóa phương Đông, yếu tố phong thủy được quan niệm là có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới sức khỏe và tài lộc của gia chủ. Vậy liệu bạn đã biết tới và tránh được những sai lầm phong thủy thường gặp trong thiết kế nội thất phòng khách chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của để tìm câu trả lời nhé!
Sai lầm 1: Đặt sai hướng cửa
Do kết cấu nhà hoặc do không để ý mà nhiều gia chủ đã mắc một số lỗi trong cách đặt hướng cửa ra vào gây ảnh hưởng không tốt tới phong thủy chung của nhà.
Lỗi thường thấy đầu tiên là đặt cửa chính và cửa sau hoặc các cửa ở giữa (nếu có) đối diện nhau. Đây là một trong những đại kỵ trong phong thủy, bởi việc để cửa chính nhìn xuyên được qua toàn bộ không gian phía sau sẽ khiến vận khí tốt khi vào nhà bị phân tán, không luân chuyển trong nhà mà thoát hết ra cửa sau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tài lộc của gia chủ, công việc gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi.
Thứ hai, một số vật nhất định như gương, giường, cầu thang không nên được đặt đối diện cửa. Gương trong phong thủy được coi là vật có tác dụng bảo vệ và trừ tà, tuy nhiên nếu không được đặt đúng vị trí sẽ gây phản tác dụng và mang vận khí xấu vào nhà, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gia chủ. Tương tự, đặt giường thẳng cửa sẽ gây xấu cho đường tài vận và sức khỏe, khiến gia chủ luôn bất an. Cầu thang trong phong thủy cũng được coi là đường dẫn khí, đặt đối diện cửa thì khí vào nhà sẽ bị chặn bởi các bậc gấp khúc, không thể luân chuyển thuận lợi trong nhà.
Cách khắc phục tốt nhất là di chuyển các vật không phù hợp ra vị trí khác, tuy nhiên nếu không thể thì khuyên bạn hãy sử dụng những bức bình phong hoặc rèm để ngăn cách ở giữa, giúp khắc chế được phần nào ảnh hưởng.
Ngoài ra, độ cao của cửa ra vào cũng ảnh hưởng tới phong thủy nhà. Nếu cửa quá cao sẽ làm phân tán vận khí bên trong nhà, cửa quá thấp sẽ không mang tới cát lợi.
Sai lầm 2: Không quan tâm đến màu sắc trong thiết kế nội thất
Khi thiết kế nội thất nhà nói chung và nội thất phòng khách nói riêng, việc lựa chọn yếu tố màu sắc sao cho hợp mệnh đôi khi bị gia chủ bỏ quên, tuy nhiên nó có thể gây những ảnh hưởng nhất định tới vận thế của gia chủ.
Đối với người mệnh Kim: Phòng khách của gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông trắng và vàng, tránh những tông như đỏ, hồng, tím. Nội thất cũng nên lựa chọn những đồ kim loại bóng như vàng, đồng, inox, thủy tinh,…và nên lựa chọn hoa thay cho cây cảnh trang trí nhé!
Đối với người mệnh Mộc: Vì Thủy sinh Mộc nên bạn hãy lựa chọn thiết kế nội thất sao cho tạo ra được thủy khí, sử dụng chủ đạo những màu như xanh và lục, tránh những nội thất màu trắng hay sắc ánh kim. Một bể cá cảnh, thủy sinh trang trí hoặc các bình hoa nhỏ chính là gợi ý từ UNIK. Đồ nội thất cũng nên là những vật dụng với chất liệu tự nhiên như gỗ, mây, cói, tre,…
Đối với người mệnh Thủy: Xanh biển sẫm và đen là hai màu sắc bạn nên cân nhắc cho căn phòng khách của mình, có thể kết hợp với các màu trắng và ánh kim, tránh những màu như vàng, nâu. Nội thất sử dụng nên mang chất liệu gỗ, kính, thủy tinh, kim loại, tránh các đồ gốm sứ.
Đối với người mệnh Hỏa: Hãy lựa chọn những tông như đỏ, cam, hồng, tím nếu bạn là người mệnh Hỏa, kết hợp cùng một số màu như xanh lá, màu gỗ và tránh những màu xanh biển hay đen. UNIK khuyên bạn nên sử dụng yếu tố cây xanh để trang trí cho phòng khách của mình, bởi những tông màu hợp mệnh Hỏa là những tông nóng mạnh, dễ gây sự bức bối cho tổng thể không gian.
Đối với người mệnh Thổ: Gia chủ nên sử dụng những màu như vàng, cam, nâu đất, nâu vàng và hạn chế màu xanh lá. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các tông trắng. Nội thất sử dụng phù hợp là những đồ có chất liệu tự nhiên như gỗ, tre, cói,…
Sai lầm 3: Lựa chọn, sử dụng đồ nội thất và trang trí không phù hợp
Các đồ vật trang trí và cách bài trí nội thất sẽ làm ngôi nhà của bạn thêm sức sống và sự nổi bật, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý tới một số điều để không gây ảnh hưởng tới phong thủy tốt của nhà.
Lỗi sai đầu tiên nhiều gia chủ hay mắc phải là đặt sofa dưới xà ngang. Việc này sẽ gây cảm giác áp lực, bức bối và hoang mang cho người ngồi. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên đặt cố định một bộ sofa hoàn chỉnh trong phòng khách, tránh việc thêm hoặc bớt ghế hay đặt 2 bộ sofa cùng lúc, sẽ ảnh hưởng không tốt tới hạnh phúc gia đình.
Thứ hai, nhiều gia chủ không để ý đến việc lựa chọn độ cao cho bàn trà phòng khách. Theo phong thủy, bàn trà tượng trưng cho khách và ghế tượng trưng cho gia chủ, nếu chọn bàn trà quá cao sẽ tạo thế khách lấn át chủ. Vì vậy, bàn trà có độ cao ngang gối sẽ là phù hợp nhất theo kinh nghiệm của UNIK.
Thứ ba, khi lựa chọn đồ trang trí cho phòng khách, gia chủ nên chú ý không chọn những vật trang trí nhọn hoặc sử dụng quá nhiều đồ trang trí hình tròn. Theo phong thủy, những vật trang trí nhọn như kiếm, giáo, sừng động vật,…mang sát khí và dễ gây tai nạn cho gia chủ, tạo cảm giác sợ hãi khi nhìn vào cũng như dễ dẫn đến bất hòa gia đình. Vậy nên dù chỉ là mô hình thì bạn cũng không nên sử dụng chúng để trang trí cho phòng khách. Ngoài ra, bạn cũng hãy hạn chế sử dụng quá nhiều vật trang trí hình tròn bởi đó là yếu tố dương biểu hiện cho động thái, có thể làm giảm bầu không khí hài hòa trong phòng.
Sai lầm 4: Thiếu ánh sáng
Trong phong thủy, ánh sáng có vai trò tương đối quan trọng ảnh hưởng tới không gian sống của nhà. Một phòng khách thiếu ánh sáng sẽ tạo cảm giác u ám, ngột ngạt, thiếu sinh khí. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng lượng của gia chủ, không tốt cho sức khỏe và hạnh phúc cuộc sống.
Rất nhiều gia chủ xây dựng phòng khách khép kín, không để tâm đến việc bố trí cửa sổ và các yếu tố dẫn ánh sáng nên căn nhà luôn bị yếm khí. Bạn cần chú trọng hơn tới việc đưa ánh sáng tự nhiên vào trong nhà qua các hệ thống cửa sổ, sân vườn hay giếng trời.

 Những lưu ý khi thiết kế biệt thự 2 tầng mái thái

Ngày nay, những căn biệt thự mái thái đang là mẫu nhà được rất nhiều gia đình quan tâm, ưa chuộng bởi phong cách thiết kế độc đáo, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp.Trong đó biệt thự 2 tầng mái thái được nhiều người lựa chọn hơn cả.
1. Biệt thự mái thái là gì? – Ưu điểm của mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng mái thái
Phong cách biệt thự mái thái là mẫu nhà biệt thự được thiết kế với phần mái sử dụng ngói có nguồn gốc từ Thái Lan. Phần ngói lớn, có độ dốc tương đối tạo cảm giác đẹp mắt và tinh tế. So với những mẫu biệt thự khác, mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng mái thái này hiện rất được mọi người ưa chuộng bởi những ưu điểm nổi bật như:
- Tính công năng cao:
Nhà mái thái có tính năng tản nhiệt chống nóng rất tốt, nhờ có độ dốc vừa phải nên khi có nước mưa rơi xuống nhanh chóng thoát nước tự nhiên, không bị ứ đọng trên mái. Bên cạnh đó, nhà mái thái còn bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột, ngấm nước.
- Kiến trúc độc đáo
Biệt thự mái thái có nhiều kiểu dáng cách điệu, phù hợp với hầu hết các công trình kiến trúc khác nhau, chất liệu đa dạng đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng.
- Tính thẩm mỹ cao
Dễ dàng nhận thấy, kiến trúc nhà mái thái khéo léo tôn vinh lên vẻ đẹp thanh thoát, sang trọng cho ngôi nhà. Những mẫu nhà phố hiện đại khỏe khoắn vuông vức nhưng khi kết hợp với mái thái lại trở nên nhịp nhàng, mềm mại, tạo nên khối kiến trúc vô cùng hoàn hảo.
2. Những lưu ý khi thiết kế biệt thự 2 tầng mái thái
Lựa chọn màu sắc chủ đạo
Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng để thiết kế biệt thự bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc, tinh thần và tính thẩm mỹ của căn nhà. Theo đó, màu ghi xám thường được sử dụng làm màu sắc chủ đạo cho loại kiến trúc này.
Gam màu ngoại thất ghi xám cũng là một cách chọn lựa màu sắc khá đơn giản và tinh tế. Theo những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nếu ở ngoài trời thì nên sử dụng những gam màu sáng một chút, điều đó sẽ đem lại sức hút và tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với ngôi nhà. Ngoài ra, việc sử dụng gam màu ghi xám còn đem lại vẻ hiện đại, sang trọng và thanh lịch cho căn nhà.
Trong trường hợp chọn màu sơn ghi, cũng tương tự như những gam màu khác, thì màu ghi có khá nhiều tông màu khác nhau như ghi nhạt, ghi, xanh ghi, ghi xám, ... và những màu ghi pha cho bạn lựa chọn. Tất cả đều là những gam màu trung tính khi sử dụng kết hợp với những màu đậm, màu mạnh sẽ tạo điểm nhấn vô cùng nổi bật và mạnh mẽ cho ngôi nhà.
- Lựa chọn phong cách kiến trúc phù hợp
Vì mái Thái có kiểu dáng đa dạng, dễ dàng tổ hợp thành các phương án tạo hình phù hợp với mọi ngôn ngữ kiến trúc nên biệt thự 2 tầng mái Thái có thể được thiết kế, xây dựng theo nhiều phong cách khác nhau như tân cổ điển, hiện đại,… Mỗi phong cách đều mang một vẻ đẹp riêng, có cách thiết kế, phương thức biểu hiện và ý nghĩa biểu trưng riêng. Gia đình bạn có thể lựa chọn bất kì phong cách nào theo sở thích và gu thẩm mỹ cá nhân của mình. Điều quan trọng là phải làm nổi bật được những nét đặc trưng kiến trúc của phong cách ấy.
- Tối ưu hóa công năng
Trước khi thiết kế các không gian chức năng, gia chủ cần phải nắm rõ nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của các thành viên trong gia đình để quyết định số lượng các không gian chức năng phù hợp. Thông thường, biệt thự 2 tầng mái Thái sẽ có các không gian chính như phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ, phòng bếp ăn, phòng vệ sinh và các không gian phụ trợ khác (nếu cần) như phòng giải trí, phòng đọc sách, phòng kho, phòng tập gym, phòng giặt là,… Ngoài phần không gian chức năng này còn có phần giao thông trong nhà là sảnh, hành lang. Chính số lượng các không gian chức năng, giao thông này sẽ chi phối đến diện tích xây dựng biệt thự.
Sau khi xác định được số không gian chức năng, gia chủ cũng cần tính toán đến việc phân chia tỉ lệ diện tích các phòng cũng như cách sắp xếp các không gian chức năng sao cho khoa học, logic, tiện nghi nhất để nâng cao công năng và hiệu quả sử dụng, sinh hoạt thuận tiện, tiết kiệm không gian giao thông. Thông thường, việc tổ hợp mặt bằng phòng sẽ chi phối đến hình khối và phong cách kiến trúc của biệt thự 2 tầng mái Thái. Nếu mặt bằng công năng cân đối, nên lựa chọn hình thức kiến trúc tân cổ điển. Nếu mặt bằng công năng phân tán, nên lựa chọn hình thức kiến trúc hiện đại.
Ngoài ra, khi thiết kế biệt thự kiểu này cần cân đối kích thước xây dựng giữa chiều rộng mặt tiền và chiều dài biệt thự để có được tỷ lệ đẹp. Đồng thời cần tính dư diện tích cho phần đua của mái Thái.
- Hệ thống cột, tường
Nếu diện tích nhà bạn có mặt tiền thoải mái tầm 8m trở lên thì các chi tiết cột, tường phải được thiết kế một cách tối ưu nhất. Các cột được sử dụng ở ngôi nhà được đắp tường, chỉ rất kiên cố, đặc biệt với màu sắc sáng, nổi bật.
Giả sử cột được sử dụng ở ngoại thất cho mẫu nhà biệt thự với mặt tiền 8m là hệ thống cột vuông. Việc sử dụng cột vuông cho ngoại thất mẫu nhà biệt thự 2 tầng mái thái tạo sự vững chai, bề thế cho ngôi nhà của bạn. Cụ thể với cột hình vuông, chân cột sẽ được ốp phào chỉ hoặc sử dụng đá tự nhiên để ốp cột tương ứng với tông màu chủ đạo của công trình đồng thời nó thường được sử dụng ở sảnh chính, sảnh phụ, gây ấn tượng mạnh cho người xem.
Phần tường thu hồi mái được sơn màu nâu gỗ, phù hợp với kiến trúc ngoại thất biệt thự 2 tầng mái thái. Phần tường thu hồi mái được đắp vừa, tạo chi tiết trang trí dạng hình ngang cách điệu. Phần này được sử dụng gam màu nâu gỗ, phù hợp với tone màu cửa của ngôi nhà. Tạo nên tính kết nối liền mạch cho tổng thể ngôi nhà đẹp 2 tầng này. Phần tường bo mái dưới 2 tầng của ngôi nhà được sử dụng đường phào chỉ kép, có tác dụng làm giảm cảm giác cao độ của 2 tầng . Đồng thời phần phào chỉ nẹp chân mái còn có tác dụng trong việc giúp ngôi nhà trở nên gọn gàng, có điểm nhấn.
- Cảnh quan xung quanh và các hạng mục phụ trợ
Biệt thự 2 tầng mái thái tầng thường được xây dựng trên những khu đất lớn nên có nhiều diện tích để thiết kế cảnh quan xung quanh và các hạng mục phụ trợ. Điều quan trọng là cần phải thiết kế cảnh quanh xung quanh và các hạng mục phụ trợ này sao cho hợp lý, khoa học. Cụ thể như sau :
+ Biệt thự: Thường được bố trí lùi về phía sau tâm đất và lệch về một bên, hướng về phía thấp, vừa tốt cho phong thủy, vừa có thêm không gian để bố trí cảnh quan và các hạng mục phụ trợ.
+ Sân vườn: Biệt thự 2 tầng mái Thái có nhiều không gian tiếp xúc với không gian bên ngoài nên không gian sân vườn nên được bố trí xung quanh, ôm trọn lấy biệt thự. Sân vườn có thể bố trí 1 bên nhiều hơn để thiết kế thêm hòn non bộ, bể bơi, bàn uống trà,… Loại cây và kích thước cây nên được lựa chọn phù hợp với phong thủy và chiều cao biệt thự, diện tích sân vườn. Còn hòn non bộ có thể bố trí phía trước, lệch về bên phải (nếu không có nước), lệch về bên trái (nếu có nước chảy) hoặc phía sau biệt thự (nếu đắp cao) để tạo thế tọa sơn hướng thủy.
+ Bể bơi, đài phun nước: Nên bố trí ở bên cùng cổng, gara ô tô, hòn non bộ nước chảy,… vì theo phong thủy đây là vị trí thích hợp với những thứ có tính động, giúp tạo luồng sinh khí tốt cho không gian bên trong.
+ Gara ô tô: nên được thiết kế tách ra khỏi biệt thự, hướng về phía cổng, đường đi để thuận tiện cho việc di chuyển. Khi tách riêng, gara thường được thiết kế giàn bê tông cốt thép, khung thép hộp mái kính, mái ngói để giúp che nắng mưa.

 Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc khi sửa chữa có yếu tố gia tăng tải trọng như: chồng thêm tầng hoặc cơi nới không gian. Nếu làm móng không tốt sẽ dẫn đến các trường hợp nhà bị lún, nghiêng, nứt gây ảnh hưởng đến toàn bộ công trình, vì vậy bạn nên tìm hiểu kĩ các loại móng để lựa chọn loại phù hợp nhất với ngôi nhà của mình.

Móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước….) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình.
Móng công trình có nhiều loại, tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu).
Các loại móng nhà
1. Móng tự nhiên
Là các loại móng đã được hình thành sẵn trong tự nhiên mà không cần phải tác động, đào bới, gia cố và bản thân nó đã đủ khả năng chịu lực cho công trình. Thường thì các loại móng này có được do công trình năm trên địa điểm có đất cứng, rắn chắc hoặc các loại công trình đơn sơ (nhà tranh, nhà lá, cầu khỉ cầu tre…) không phải chịu nhiều tải trọng.
Móng công trình có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu).
2. Móng đơn
Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.
3. Móng băng
Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
4. Móng bè
Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.
5. Móng cọc
Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.
Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn móng nhà
Để dễ dàng hơn trong việc hình dung và lựa chọn loại móng nhà phù hợp, các chủ đầu tư cần quan tâm đến một số yếu tố sau:
1 – Tải trọng công trình lên móng nhà
Đây là yếu tố đầu tiên cần xem xét. Tải trọng công trình truyền xuống móng sẽ là tổ hợp của nhiều tác động bao gồm: trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất và tải trọng khác như: con người, gió, động đất…
Quan trọng nhất vẫn là tải trọng của công trình (số tầng cao và vật liệu xây dựng). Số tầng nhà càng nhiều thì tải trọng càng lớn. Cùng với đó, nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn nhà xây gạch hoặc kết cấu thép lắp ghép.
2 – Đặc điểm của nền đất xây dựng công trình
Đất tại khu vực xây dựng công trình có thể là một trong các loại: đất sét, đất cát, đất rời… Mỗi loại đất có đặc tính khác nhau. Vì thế quá trình khảo sát địa chất cần được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm của lớp đất nền, cao dộ mực nước ngầm, chiều dày lớp đất và loại đất. Đặc biệt là khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu. Các công trình quy mô càng lớn thì công tác khảo sát càng phải được tính toán cẩn thận.
3 – Kết cấu móng nhà của các công trình lân cận
Việc lựa chọn phương án làm móng nhà loại nào cũng có thể dựa vào các công trình lân cận có đặc điểm kết cấu tương đồng. Nếu các công trình được xây dựng trong một khu vực có điều kiện địa chất giống nhau, kiểu dáng và kết cấu cũng không có nhiều khác biệt thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo giải pháp thi công móng của công trình đã xây dựng trước đó để áp dụng cho công trình dự kiến xây tiếp theo của mình.
4 – Chi phí làm móng nhà hết bao nhiêu?
Để có được chi phí làm móng nhà chính xác thì trước hết chủ đầu tư cần xác định :
– Diện tích làm móng nhà: phần diện tích này được tính dựa vào diện tích xây dựng. Thông thường, diện tích xây dựng móng nhà sẽ dao động từ 50 – 70% diện
tích xây dựng sàn tầng 1. Ngoài ra, nếu công trình có tầng hầm thì diện tích móng sẽ tính bằng 200% diện tích xây dựng.
– Đơn giá xây dựng trong khu vực mình sinh sống: Đây là yếu tố then chốt quyết định sát nhất chi phí làm móng nhà là bao nhiêu tiền. Đây là phần đơn giá bao gồm vật tư và nhân công để hoàn thiện phần móng. Tùy từng đặc điểm của mỗi vùng miền mà đơn giá xây dựng phần thô (ĐGXDPT) có thể giao động trong khoảng từ 3-5 triệu đồng/m2.
Công thức tính chi phí xây dựng móng nhà đơn giản nhất. Đây là cách tính đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo để tính toán gần đúng nhất với chi phí thi công cho một số loại móng nhất định.
Chi phí làm móng băng 1 phương = 50% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
Chi phí làm móng băng 2 phương = 70% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
Chi phí làm móng cọc = (250.000đ * số lượng cọc * chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 15-20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 * diện tích xây dựng * ĐGXDPT)
Vậy nên chọn loại móng nào phù hợp với tải trọng nhà và nền đất xung quanh?
Theo vật liệu làm móng có các loại móng sau: móng gạch xây, móng đá xây, móng bê tông đá hộc, móng bê tông, móng bê tông cốt thép, móng thép,…
Theo tính chất làm việc của móng có các loại móng: móng cứng và móng mềm.
• Móng cứng làm bằng gạch xây, đá xây, bê tông, bê tông đá hộc, bê tông ít cốt thép,… Móng bê tông và bê tông ít cốt thép rất ít được dùng, vì không kinh tế. Móng cứng có thể là móng đơn, móng băng. móng cứng chịu nén tốt nhưng chịu kéo và chiu uốn kém/
Để tiện thi công, móng cứng thường có mặt cắt hình bậc. Tỷ số giữa chiều cao và chiều rộng bậc không nhỏ hơn cotgα (α là góc cứng, góc truyền lực, góc khếch tán áp lực của vật liệu). Trị số của α phụ thuộc vật liệu làm móng.
• Móng mềm làm bằng bê tông cốt thép, thép,… Với nhà, móng thép rất ít được dùng, vì rất đắt và dễ bị ăn mòn. Theo cách thi công, có: móng liền khối (xây hoặc đổ tại chỗ) và móng lắp ghép.
Nhà có bền vững hay không là tuỳ thuộc trước tiên ở móng. Các chuyên gia nghiên cứu về sự cố (hỏng hóc) kết luận rằng, hơn 70% sự cố là do móng gây ra. Hơn nữa móng là bộ phân dưới cùng của nhà, lại nằm dưới đất, dưới nước nên khi hỏng thì khắc phục vô cùng phức tạp.
Nên chọn loại móng nào phù hợp với nhà mình?
Việc chọn loại móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện nền và tải trọng (chủ yếu là chiều cao) là quan trọng nhất.
-Nếu nền tốt: có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.
-Nếu nền có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu, có thể dung biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dước sâu (không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.
-Nếu nền có lớp trên yếu, lớp dưới tốt:
• Khi lớp đất yếu mỏng (≤ 1,5m): thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi coi như nền tốt hoặc làm móng cọc tre, cọc tràm.
• Khi lớp đất yếu không dày lắm (1,5 – 3m): Thay một phần (trên) của lớp đất yếu và làm chặt đất tren mặt phần còn lại hoặc làm móng cọc bê tông cốt thép.
• Khi lớp đất yếu dày (≥ 3,0m): coi như toàn bộ là đất yếu.
• Khi lớp đất yếu có chiều dày thay đổi:
o Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức là phần đất yếu dày hơn thì mặt móng sâu hơn.
o Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức là phần đất yếu dày hơn thì dùng móng rộng hơn.
o Dùng móng băng không cùng cao trình, đặt trong vùng đất tốt.
o Dùng móng băng có cọc ở vùng đất yếu có chiều dày lớn.
–Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu.
• Khi lớp trên mỏng (≤ 1,5m): coi như toàn bộ là nền yếu.
• Khi lớp trên không dày lắm (1,5-3m): chỉ nên xây nhà đến 2 tầng (dùng móng bè). Nếu muốn xây nhà > 2 tầng thì xử lý như nền đất yếu rất dày nhưng không dược đặt móng sâu và không nên dùng móng cọc.
• Khi lớp trên dày (≥ 3,0m): tận dụng lớp nền tốt bên trên, không nên đặt móng sâu, nên dùng móng bè và chỉ nên xây nhà đến 3 tầng, nếu nhà ≥ 4 tầng thì xử lý như “toàn bộ là đất yếu”…

Phong thủy việt dc tổ 5 b thôn bằng b hoàng mai hà nội

phone 0988611829,0972990445,0904665349,0917041347,01887336660
tel:0466804158
facbook: tuvanphongthuybg@gmail.com
 phongthuyvietbg@gmail.com
phongthuyvietgroup@gmail.com
Mrs Nhất:Mrs Thành

Thành phố xinh đẹp Bordeaux sẽ sớm xây dựng một tổ hợp tòa tháp văn phòng bằng gỗ tuyệt đẹp có tên gọi Hyperion.

du-an-xay-dung-toa-nha-van-phong-bang-go-tai-bordeaux

Được thiết kế bởi Jean-Paul Viguier Architecture, Hyperion bao gồm ba tòa tháp được phủ đầy màu xanh trên mái và vườn ban công. Tòa tháp sẽ được đặt tại huyện Saint-Jean Belcier của thành phố và nó sẽ là một phần của dự án sử dụng hỗn hợp 17.000 m2 rộng lớn.

du-an-xay-dung-toa-nha-van-phong-bang-go-tai-bordeaux

Được đặt theo tên một loại cây có tuổi thọ cao nhất thế giới, dự án bao gồm một tòa tháp bằng gỗ lớn bắt mắt và hai tòa nhà có chiều cao thấp hơn. Dự án 18 tầng này cũng bao gồm những ban công nhô ra khỏi tòa nhà để tối đa hóa quan điểm và tạo ra một mặt tiền độc đáo. Những ban công và mái nhà xanh lá cây tạo thuận lợi vi khí hậu, lọc nhiệt độ và giảm thiểu sự tăng năng lượng mặt trời không mong muốn.

du-an-xay-dung-toa-nha-van-phong-bang-go-tai-bordeaux

Cấu trúc khung kính mở tạo ra nhiều ánh sáng tự nhiên và tối ưu hóa hệ thống thông gió. Các toà nhà bằng gỗ sẽ được xây dựng từ sự kết hợp của gỗ dán veneer và glulam cho một cấu trúc chính, trong khi gỗ chéo nhiều lớp được sử dụng cho sàn và tường.

du-an-xay-dung-toa-nha-van-phong-bang-go-tai-bordeaux

Dự án sẽ cung cấp không gian cho 82 căn hộ và văn phòng. Tòa nhà lớn nhất sẽ được làm sẵn và sau đó lắp ráp tại chỗ để giảm thiểu chất thải. Hyperion được dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng vào cuối năm 2017 và sẽ hoàn thành vào năm 2020.

(Theo Inhabitat)/ Báo Xây Dựng

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.