VẤN ĐỀ BƯỚC CỘT TRONG NHÀ
VẤN ĐỀ BƯỚC CỘT TRONG NHÀ
Như các bạn đã biết MÓNG là phần quan trọng nhất của một ngôi nhà thì CỘT được xếp hạng thứ 2 trong phần chịu lực của công trình đấy các bạn. CỘT đứng ra chịu tất cả những vật dụng trong nhà, con người, tường bao che,…để truyền xuống móng nhà vì thế cần phải được tính toán một cách cẩn thận để có được một ngôi nhà BỀN ĐẸP theo thời gian.
Nhưng khoảng cách cột bao nhiêu là hợp lý? Quan trọng như vậy nên làm nhiều thì càng tốt cho ngôi nhà phải không? Sau đây mình chia sẻ trên quan điểm và kinh nghiệm của cá nhân từng tham gia thiết kế nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau của mình.
• Đối với nhà phố hay biệt thự thì khoảng cách cột nhà thường rơi vào 4m-8m là tối đa (mình đang đề cập về phương ngang của ngôi nhà, còn theo phương dọc nhà thường tùy thuộc vào vị trí các phòng hay chức năng khác nhau mà bố trí cụ thể nhưng thường bố trí sẽ xa hơn so với phương ngang.). Vì nhà phố hay biệt thự thường chỉ có 2 cột theo phương ngang. Khoảng cách càng lớn thì thông thủy càng thấp (thường dân kỹ thuật hay tính theo công thức L/(12-16) với L là khoảng cách 2 cột), làm không gian sống bị hạn chế.
• Các công trình công cộng (như trường học, chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, hội nghị,..) thì yêu cầu khoảng cách cột nhà thường theo module 8m-25m. Thường các công trình công trình sẽ đòi hỏi về không gian lớn hơn vì thế cần khoảng cách giữa các cột cũng sẽ xa hơn mang lại cảm giác rộng lớn, thoải mái cho người sử dụng. Ví dụ nhà thi đấu bóng rỗ cho đội bóng SAIGON HEAT ở quận 7 CIS STADIUM dầm vượt nhịp 14.7m nhưng chiều cao dầm chỉ có 700mm đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư muốn có không gian lớn cho nhà thi đấu.
Vậy khoảng cách cột nhà bao nhiêu là hợp lý ?
• Chiều cao nhà (vì nhà càng cao thì có thể bố trí cột xa hơn để có không gian thoải mái).
• Nhà hình hộp rộng từ 4-8m chỉ nên làm 2 cột theo phương ngang là thẩm mỹ kích thước xà ngang đỡ cao 400mm thép tầm 6T16 đến 8T18 (tùy theo từng nhà).
• Cần không gian lớn ở phòng khách mang lại sự sang trọng, tinh tế cho ngôi nhà.
Một số quan niệm cũ mình hay gặp ở 1 số ngôi nhà: nhà có bề ngang lớn hơn 7m phải bố trí 3 cột theo phương ngang nhà. Sau này chuyển mục đích kinh doanh sang cafe thì vướng cột giữa nhà mất tính thẩm mỹ. Càng ít cột thì xà ngang càng lớn.
Con số 4-8m chỉ là ước lượng tối thiểu và tối đa chứ không có con số chính xác nào là nhà ống chỉ được xây cột khoảng cách bằng bao nhiêu. Như khẳng định ở bên trên, với mỗi mẫu nhà sẽ có khoảng cách cột khác nhau tùy thuộc vào diện tích, chiều cao, bề ngang của nhà nên sẽ không có một mẫu số chung nào cả. Vì thế mới thấy, để biết được khoảng cách giữa các cột nhà ống của gia đình mình, chủ đầu tư cần chú ý đến những yếu tố sau:
- Diện chịu tải càng lớn thì mômen chân cột càng lớn, chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiết diện của cột lớn.
- Số tầng càng lớn, lực dọc lên mômen chân cột do lực gió tác động càng lớn. Quả thực, chiều cao của không gian sống tác động nhiều đến kích thước cột nhà, nhà càng cao thì khoảng cách giữa các cột càng xa càng tốt, như vậy sẽ mang đến không gian rộng rãi, thoải mái cho ngôi nhà. Đối với những mẫu nhà ống có diện tích tương đối hạn chế thì gia chủ cố gắng bố trí cột càng xa càng tốt để mở rộng không gian nhất có thể. Khoảng cách cột hợp lý sẽ giúp cho sự tinh tế, thanh thoát, sang trọng cho ngôi nhà phố của bạn.
• Nhà 2 tầng chân cột có kích thước 4T16
• Nhà 3 tầng nhịp trục cột có thể từ 6T18 cho đến 6T20
• Nhà từ 4 tầng trở lên cần có sự tính toán chi tiết của những người có chuyên môn trong kỹ thuật nên gia chủ có thể liên hệ UNIK để được làm việc với kỹ sư dày dặn kinh nghiệm.
Chủ đầu tư lưu ý, số lượng 2 cột có thể áp dụng với mọi bề ngang, không phải chỉ có thể áp dụng với nhà có kích thước mặt tiền từ 4-8m. Còn hơn 8m thì sẽ bố trí 3 cột theo phương ngang, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, với những không gian có bề mặt lớn không nhất thiết phải bố trí nhiều cột như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Với xã hội phát triển thì có rất nhiều phương án giúp kết cấu chịu lực của biệt thự lớn tốt nhất mà không phải thiết kế 3 cột mà có thể thay thế bằng cách xây dầm bẹt, sử dụng sàn dự ứng lực, thép hình,... Chủ đầu tư cũng không cần quá lo lắng, với thiết kế nhà phố diện tích cũng tương đối hạn chế, mặt tiền thường dao động từ 5-8m, rất hiếm gia đình sở hữu được mẫu nhà có bề ngang lớn nên việc thiết kế càng ít cột chỉ 2 là đủ sẽ mang đến một ngoại thất nhỏ xinh, gọn gàng.
Nhà càng nhiều cột thì càng bền vững phải không?
Xét về mặt chịu lực thì đúng nhưng thiếu tính kinh tế. Mình đưa ra một số dẫn chứng sau:
• Càng nhiều cột thì phải thi công nhiều móng(chi phí thiết móng và thi công móng không hề nhanh dẫn đến tốn kém).
• Nhiều cột thì việc thi công cột càng nhiều mà thời gian thi công cột cũng tốn khá nhiều thời gian và thi công không được nhanh dẫn đến tốn chi phí nhiều và thời gian thi công dầm sàn chậm.
• Nhà nhiều cột làm không gian sống bị hạn chế, cảm giác như mình đang bị gò bó trong một không gian chật trội.