Giới kiến trúc ngày nay đang đối mặt với những đổi thay dữ dội, chẳng những tiến bộ công nghệ làm thay đổi sâu sắc đến thiết kế công trình mà các biến động to lớn về kinh tế -xã hội, môi trường xây dựng cũng tác động quyết định đến nghề nghiệp chúng ta. Mặt khác, KTS đang bị sức ép từ nhiều phía: Khách hàng tinh tế và đòi hỏi nhiều hơn, lợi ích cộng đồng yêu cầu chất lượng thiết kế và quy hoạch phải rất linh hoạt, sự cạnh tranh mãnh liệt từ ngoài nghề thu hẹp vai trò KTS, trách nhiệm pháp lý chi phối nhiều trong quá trình thiết kế trong khi thù lao tỏ ra chưa tương xứng.
Nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu nghề kiến trúc kiểu truyền thống sẽ còn tồn tại trong thế kỷ 21? Muốn tồn tại nghề kiến trúc phải thay đổi như thế nào trong môi trường xây dựng mới? Đặc biệt nghề kiến trúc ở nước ta cần phải mạnh dạn chuyển đổi ra sao trong bối cảnh chung đó?
Các nhà tương lai học mô tả những nét chính của nền văn minh hậu-công nghiệp thế kỷ 21 như sau:
- Tập trung một số trung tâm kinh tế-tài chính cực lớn
- Đổi mới nguồn năng lượng
- Hạn chế đô thị hóa, đưa con người quay về với thiên nhiên.
- Sản xuất nông nghiệp năng suất cao dựa vào công nghệ sinh học mới.
Nhằm chuẩn bị cho tương lai thật gần đó, các nhà kiến trúc Âu-Mỹ được cập nhật hóa kiến thức về tiết kiệm năng lượng, thiết kế kết hợp công nghệ cao với điều kiện sinh-khí hậu tại chỗ. Người ta đang khẩn trương tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế khác, không gây ô nhiễm và nhất là không cạn kiệt (khí sinh, mặt trời, gió, dòng nước, thủy triều, địa nhiệt...).
Dự kiến có những thay đổi lớn diễn ra trong môi trường xây dựng. Trước hết là do tác động của cuộc cách mạng tin học, sự xuất hiện những vật liệu xây dựng mới và cũng không kém phần quan trọng là tiến bộ của ngành sinh học. Sau đây là một số khả năng:
- Thiết kế kiến trúc sẽ rất đa dạng và phải đáp ứng đặc biệt cho các vùng khí hậu và tài nguyên khác nhau. Công trình xây dựng sẽ thích nghi và phù hợp với tự nhiên hơn, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
- Máy vi tính và công nghệ thông tin sẽ được sử dụng ở khắp môi trường xây dựng, tham gia vào việc giám sát và kiểm soát hầu hết những hệ thống xây dựng gồm dữ liệu, chiếu sáng, hệ thống phát thanh phát hình, thang máy, phòng chống cháy, quản lý an ninh và năng lượng.
- Các kỹ thuật laser, phóng xạ, cáp quang (fiber optics) sẽ thay thế hệ thống truyền tải điện năng hiện nay.
- Nguồn năng lượng không cạn kiệt từ thiên nhiên sẽ thay thế năng lượng hóa thạch (dầu mỏ) và được tồn trữ trong thiết bị gốm siêu dẫn. Đặc biệt ánh sáng mặt trời sẽ được thu gom và truyền dẫn qua cáp quang đến nội thất công trình.
- Con người sẽ dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác theo những đường ống chân không.
- Chất dẽo sẽ thay thế gỗ, kim loại, và những vật liệu xây dựng truyền thống. Công nghệ sinh học sẽ giúp tạo ra vật liệu xây dựng độ bền cao, công nghệ tái chế nhắm xử lý rác, làm sạch không khí và nước, và sản xuất năng lượng trong công trình xây dựng.
Dĩ nhiên là bảng danh sách này sẽ còn khá dài khi nói về những kỹ thuật và công nghệ mới trong môi trường xây dựng.
Nhìn ra các nước chung quanh, hầu hết đã ổn định việc đào tạo KTS theo kiểu Âu-Mỹ và tổ chức nghề nghiệp phổ biến dưới dạng Đoàn KTS. Riêng ở nước ta, vẫn còn tình trạng nhập nhằng giữa kinh tế hoạch định và thị trường, từ đó việc đào tạo và hành nghề kiến trúc cũng bị ảnh hưởng theo. Muốn hội nhập với thế giới, nghề kiến trúc phải sớm giải quyết các vấn đề sau:
- Trước hết, cần nhanh chóng nâng cấp đào tạo KTS của ta ngang tầm với thế giới, chuyển đổi theo các chuẩn quốc tế và phải được thế giới công nhận.
- Kế đó là phải tạo khung pháp lý cho nghề kiến trúc, xác định lại vai trò thiết kế của KTS, tập hợp lực lượng, tổ chức lại nghề nghiệp chuyên môn của mình. Đặc biệt phải tạo được nội lực để giới kiến trúc trong nước hội nhập ngang ngửa với đồng nghiệp thế giới.
Về đào tạo KTS : Trước hết phải soạn thảo lại giáo trình và phương pháp đào tạo để bằng cấp của ta được thế giới công nhận. Và như vậy khi nước ta cho phép KTS nước bạn hành nghề tại Việt Nam, thì họ cũng phải cho phép ngược lại.
Hiện nay, không ít KTS vẫn còn chủ quan (phản ánh qua các phát biểu, bài viết) khi cho rằng, KTS Việt Nam so với thế giới không thua kém ai. Nhưng những ai đã từng thực sự cọ xát với các cuộc thi kiến trúc quốc tế đều thấy ngược lại. Nếu khẳng định mình ngang tài với đồng nghiệp nước ngoài, thì phải chấp nhận thi thố tài năng và thắng họ tại chính đất nước họ.
Về hành nghề kiến trúc: Thật ra nghề này không xa lạ tại các nước phát triển trên thế giới (cũng giống như các nghề luật sư, bác sĩ). Xin phép xây dựng công trình kiến trúc, sửa chữa cải tạo nhà đều phải qua trung gian một văn phòng KTS (chịu trách nhiệm về mặt mỹ thuật công trình, theo đúng quy hoạch đô thị). Tất cả KTS muốn hành nghề phải là thành viên của Đoàn KTS có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động nghề nghiệp của thành viên (quản lý, bảo vệ, duy trì kỷ luật, chuẩn đạo đức nghề nghiệp của thành viên).
Ở nước ta, hiện đang có cả vạn KTS nhưng hoạt động nghề nghiệp còn manh mún, thiếu tổ chức, mạnh ai nấy lo, chủ yếu là làm sao có công việc. Đang có hiện tượng tranh giành công việc không lành mạnh (tiêu cực), không tận dụng được lực lượng chung có tổ chức. Cần phải ý thức được rằng hoạt động nghề nghiệp của KTS ngoài mưu sinh, còn có nghĩa vụ cao cả là góp phần tạo dựng bộ mặt kiến trúc Việt Nam hiện đại có bản sắc.
Trong hành nghề nếu ta vẫn còn mò mẫm, tự tìm cho mình lối đi riêng, vất vả cạnh tranh với tập thể KTS nước ngoài có tổ chức, có tiềm lực tài chính, thì chắc chắn ta mãi bị thua thiệt… Thực tế là KTS nước ta ít có khả năng tham gia thiết kế những công trình quy mô lớn ngay tại đất nước mình, cuối cùng phải đi làm thuê cho các công ty nước ngoài, hoặc phải chuyển ngành.
Nghề kiến trúc đang trở thành một dịch vụ kỹ thuật và hoạt động trong môi trường hành nghề cạnh tranh quyết liệt. Hội KTS sẽ làm gì để củng cố lực lượng KTS, để họ được hoạt động nghề nghiệp trong môi trường tốt nhất.Trước mắt là phải tạo được một đội ngũ KTS lành nghề và thực sự có nội lực, bằng cách:
- Thường xuyên nâng cao tay nghề (qua đào tạo lại, cập nhật kiến thức). Tích cực tạo việc chuyển giao công nghệ (từ nguồn KTS Việt kiều, bạn bè quốc tế, quan hệ vùng Đông Nam Á, Đông Á).
- Đoàn kết, tập hợp lại, đa dạng hóa ngành nghề để tạo nội lực (quy tụ trong các Công ty Kiến trúc-Xây dựng quy mô lớn nhằm tạo sức mạnh cạnh tranh quốc tế)
Như vậy, công việc trước mắt của chúng ta so với đồng nghiệp thế giới sẽ khó gấp đôi, vừa tổ chức lại nghề nghiệp vừa tạo nội lực cạnh tranh với đồng nghiệp bên ngoài. Chúng ta phải chủ động thích ứng với mọi thay đổi, để có thể hoạt động sáng tạo trong môi trường xây dựng mới, làm cuộc sống loài người tốt đẹp hơn trong thế kỷ 21.
Nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu nghề kiến trúc kiểu truyền thống sẽ còn tồn tại trong thế kỷ 21? Muốn tồn tại nghề kiến trúc phải thay đổi như thế nào trong môi trường xây dựng mới? Đặc biệt nghề kiến trúc ở nước ta cần phải mạnh dạn chuyển đổi ra sao trong bối cảnh chung đó?
Văn phòng kiến trúc nhường chỗ cho công ty kiến trúc - xây dựng:
Bước vào thời hậu - công nghiệp, các nghề truyền thống, trong đó có nghề kiến trúc đánh mất dần vai trò người chủ trì công trình (Master Builder) chỉ đạo thiết kế lẫn quá trình thi công.
Tuy nghề kiến trúc bị cạnh tranh gay gắt và khó tìm việc làm, vậy mà vẫn còn khá hấp dẫn đối với lớp trẻ. Tuyển sinh vào trường kiến trúc vẫn khá cao. Nhưng giống như nghề y, nghề kiến trúc nay được đào tạo dưới nhiều dạng chuyên sâu về thi công, kỹ thuật khác của quá trình thiết kế. Với số lượng KTS tăng gấp đôi trong thời gian qua, nhiều người tốt nghiệp kiến trúc phải tìm việc trong các ngành nghề khác. Người ta nhìn thấy họ công tác tại các công ty thầu xây dựng, địa ốc, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…
Văn phòng kiến trúc kiểu cũ ngày càng nhường chỗ cho các văn phòng “A & E (Architects & Engineers) Office” quy mô ngày càng lớn, cung cấp các dịch vụ đa dạng bao gồm địa ốc, quy hoạch xây dựng và kinh tế, quản lý chương trình và quản lý xây dựng, quản lý công trình công cộng và thậm chí tìm kiếm nguồn tài chính đầu tư xây dựng.
Công ty Quy hoạch - Kiến trúc - Xây dựng nay được quản lý chặt chẽ hơn và hoạt động kinh doanh theo định hướng, và sẽ sử dụng người quản lý không chỉ tốt nghiệp ngành kiến trúc mà còn là những doanh nhân và luật sư. Họ sẽ cạnh tranh ráo riết và tìm cách cung ứng những dịch vụ khác với dịch vụ thiết kế truyền thống, nhắm phục vụ công trình xây dựng từ A đến Z.
Kiến trúc sư ngày nay sẽ hoạt động trong khung cảnh nào? Nếu kỷ nguyên công nghiệp sản sinh các đô thị, thì kỷ nguyên thông tin hậu-công nghiệp của thế kỷ 21 sẽ phi tập trung chúng. Lần đầu tiên, thị dân sắp chiếm hơn một nửa dân số thế giới, đô thị hóa đang là hiện tượng toàn cầu. Các chuyên gia đô thị Mỹ đang nói nhiều về sự phát triển của những “Làng đô thị” (urban villages) hoặc những “Chùm đô thị” (urban constellations) trong một “Ngân hà đô thị” (metropolitan galaxy)
Tuy nghề kiến trúc bị cạnh tranh gay gắt và khó tìm việc làm, vậy mà vẫn còn khá hấp dẫn đối với lớp trẻ. Tuyển sinh vào trường kiến trúc vẫn khá cao. Nhưng giống như nghề y, nghề kiến trúc nay được đào tạo dưới nhiều dạng chuyên sâu về thi công, kỹ thuật khác của quá trình thiết kế. Với số lượng KTS tăng gấp đôi trong thời gian qua, nhiều người tốt nghiệp kiến trúc phải tìm việc trong các ngành nghề khác. Người ta nhìn thấy họ công tác tại các công ty thầu xây dựng, địa ốc, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…
Văn phòng kiến trúc kiểu cũ ngày càng nhường chỗ cho các văn phòng “A & E (Architects & Engineers) Office” quy mô ngày càng lớn, cung cấp các dịch vụ đa dạng bao gồm địa ốc, quy hoạch xây dựng và kinh tế, quản lý chương trình và quản lý xây dựng, quản lý công trình công cộng và thậm chí tìm kiếm nguồn tài chính đầu tư xây dựng.
Công ty Quy hoạch - Kiến trúc - Xây dựng nay được quản lý chặt chẽ hơn và hoạt động kinh doanh theo định hướng, và sẽ sử dụng người quản lý không chỉ tốt nghiệp ngành kiến trúc mà còn là những doanh nhân và luật sư. Họ sẽ cạnh tranh ráo riết và tìm cách cung ứng những dịch vụ khác với dịch vụ thiết kế truyền thống, nhắm phục vụ công trình xây dựng từ A đến Z.
Kiến trúc sư ngày nay sẽ hoạt động trong khung cảnh nào? Nếu kỷ nguyên công nghiệp sản sinh các đô thị, thì kỷ nguyên thông tin hậu-công nghiệp của thế kỷ 21 sẽ phi tập trung chúng. Lần đầu tiên, thị dân sắp chiếm hơn một nửa dân số thế giới, đô thị hóa đang là hiện tượng toàn cầu. Các chuyên gia đô thị Mỹ đang nói nhiều về sự phát triển của những “Làng đô thị” (urban villages) hoặc những “Chùm đô thị” (urban constellations) trong một “Ngân hà đô thị” (metropolitan galaxy)
Môi trường xây dựng mới:
Các nhà tương lai học mô tả những nét chính của nền văn minh hậu-công nghiệp thế kỷ 21 như sau:
- Tập trung một số trung tâm kinh tế-tài chính cực lớn
- Đổi mới nguồn năng lượng
- Hạn chế đô thị hóa, đưa con người quay về với thiên nhiên.
- Sản xuất nông nghiệp năng suất cao dựa vào công nghệ sinh học mới.
Nhằm chuẩn bị cho tương lai thật gần đó, các nhà kiến trúc Âu-Mỹ được cập nhật hóa kiến thức về tiết kiệm năng lượng, thiết kế kết hợp công nghệ cao với điều kiện sinh-khí hậu tại chỗ. Người ta đang khẩn trương tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế khác, không gây ô nhiễm và nhất là không cạn kiệt (khí sinh, mặt trời, gió, dòng nước, thủy triều, địa nhiệt...).
Dự kiến có những thay đổi lớn diễn ra trong môi trường xây dựng. Trước hết là do tác động của cuộc cách mạng tin học, sự xuất hiện những vật liệu xây dựng mới và cũng không kém phần quan trọng là tiến bộ của ngành sinh học. Sau đây là một số khả năng:
- Thiết kế kiến trúc sẽ rất đa dạng và phải đáp ứng đặc biệt cho các vùng khí hậu và tài nguyên khác nhau. Công trình xây dựng sẽ thích nghi và phù hợp với tự nhiên hơn, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
- Máy vi tính và công nghệ thông tin sẽ được sử dụng ở khắp môi trường xây dựng, tham gia vào việc giám sát và kiểm soát hầu hết những hệ thống xây dựng gồm dữ liệu, chiếu sáng, hệ thống phát thanh phát hình, thang máy, phòng chống cháy, quản lý an ninh và năng lượng.
- Các kỹ thuật laser, phóng xạ, cáp quang (fiber optics) sẽ thay thế hệ thống truyền tải điện năng hiện nay.
- Nguồn năng lượng không cạn kiệt từ thiên nhiên sẽ thay thế năng lượng hóa thạch (dầu mỏ) và được tồn trữ trong thiết bị gốm siêu dẫn. Đặc biệt ánh sáng mặt trời sẽ được thu gom và truyền dẫn qua cáp quang đến nội thất công trình.
- Con người sẽ dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác theo những đường ống chân không.
- Chất dẽo sẽ thay thế gỗ, kim loại, và những vật liệu xây dựng truyền thống. Công nghệ sinh học sẽ giúp tạo ra vật liệu xây dựng độ bền cao, công nghệ tái chế nhắm xử lý rác, làm sạch không khí và nước, và sản xuất năng lượng trong công trình xây dựng.
Dĩ nhiên là bảng danh sách này sẽ còn khá dài khi nói về những kỹ thuật và công nghệ mới trong môi trường xây dựng.
Ưu tiên việc đào tạo và hành nghề ở nước ta:
Nhìn ra các nước chung quanh, hầu hết đã ổn định việc đào tạo KTS theo kiểu Âu-Mỹ và tổ chức nghề nghiệp phổ biến dưới dạng Đoàn KTS. Riêng ở nước ta, vẫn còn tình trạng nhập nhằng giữa kinh tế hoạch định và thị trường, từ đó việc đào tạo và hành nghề kiến trúc cũng bị ảnh hưởng theo. Muốn hội nhập với thế giới, nghề kiến trúc phải sớm giải quyết các vấn đề sau:
- Trước hết, cần nhanh chóng nâng cấp đào tạo KTS của ta ngang tầm với thế giới, chuyển đổi theo các chuẩn quốc tế và phải được thế giới công nhận.
- Kế đó là phải tạo khung pháp lý cho nghề kiến trúc, xác định lại vai trò thiết kế của KTS, tập hợp lực lượng, tổ chức lại nghề nghiệp chuyên môn của mình. Đặc biệt phải tạo được nội lực để giới kiến trúc trong nước hội nhập ngang ngửa với đồng nghiệp thế giới.
Về đào tạo KTS : Trước hết phải soạn thảo lại giáo trình và phương pháp đào tạo để bằng cấp của ta được thế giới công nhận. Và như vậy khi nước ta cho phép KTS nước bạn hành nghề tại Việt Nam, thì họ cũng phải cho phép ngược lại.
Hiện nay, không ít KTS vẫn còn chủ quan (phản ánh qua các phát biểu, bài viết) khi cho rằng, KTS Việt Nam so với thế giới không thua kém ai. Nhưng những ai đã từng thực sự cọ xát với các cuộc thi kiến trúc quốc tế đều thấy ngược lại. Nếu khẳng định mình ngang tài với đồng nghiệp nước ngoài, thì phải chấp nhận thi thố tài năng và thắng họ tại chính đất nước họ.
Về hành nghề kiến trúc: Thật ra nghề này không xa lạ tại các nước phát triển trên thế giới (cũng giống như các nghề luật sư, bác sĩ). Xin phép xây dựng công trình kiến trúc, sửa chữa cải tạo nhà đều phải qua trung gian một văn phòng KTS (chịu trách nhiệm về mặt mỹ thuật công trình, theo đúng quy hoạch đô thị). Tất cả KTS muốn hành nghề phải là thành viên của Đoàn KTS có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động nghề nghiệp của thành viên (quản lý, bảo vệ, duy trì kỷ luật, chuẩn đạo đức nghề nghiệp của thành viên).
Tạo nội lực để cạnh tranh:
Ở nước ta, hiện đang có cả vạn KTS nhưng hoạt động nghề nghiệp còn manh mún, thiếu tổ chức, mạnh ai nấy lo, chủ yếu là làm sao có công việc. Đang có hiện tượng tranh giành công việc không lành mạnh (tiêu cực), không tận dụng được lực lượng chung có tổ chức. Cần phải ý thức được rằng hoạt động nghề nghiệp của KTS ngoài mưu sinh, còn có nghĩa vụ cao cả là góp phần tạo dựng bộ mặt kiến trúc Việt Nam hiện đại có bản sắc.
Trong hành nghề nếu ta vẫn còn mò mẫm, tự tìm cho mình lối đi riêng, vất vả cạnh tranh với tập thể KTS nước ngoài có tổ chức, có tiềm lực tài chính, thì chắc chắn ta mãi bị thua thiệt… Thực tế là KTS nước ta ít có khả năng tham gia thiết kế những công trình quy mô lớn ngay tại đất nước mình, cuối cùng phải đi làm thuê cho các công ty nước ngoài, hoặc phải chuyển ngành.
Nghề kiến trúc đang trở thành một dịch vụ kỹ thuật và hoạt động trong môi trường hành nghề cạnh tranh quyết liệt. Hội KTS sẽ làm gì để củng cố lực lượng KTS, để họ được hoạt động nghề nghiệp trong môi trường tốt nhất.Trước mắt là phải tạo được một đội ngũ KTS lành nghề và thực sự có nội lực, bằng cách:
- Thường xuyên nâng cao tay nghề (qua đào tạo lại, cập nhật kiến thức). Tích cực tạo việc chuyển giao công nghệ (từ nguồn KTS Việt kiều, bạn bè quốc tế, quan hệ vùng Đông Nam Á, Đông Á).
- Đoàn kết, tập hợp lại, đa dạng hóa ngành nghề để tạo nội lực (quy tụ trong các Công ty Kiến trúc-Xây dựng quy mô lớn nhằm tạo sức mạnh cạnh tranh quốc tế)
Theo KTS Nguyễn Hữu Thái/ Achitect.vietdesigner.net
Bài viết có sự góp ý của KTS Trần Đình Quyền và KTS Ngô Viết Nam Sơn
Đăng nhận xét